Để có được một căn nhà tiện nghi, chắc chắn bạn sẽ phải bỏ nhiều công sắm sửa và sắp xếp. Những kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới chắc chắn sẽ là vô cùng cần thiết với bạn vào lúc này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Lên danh sách những đồ dùng cần thiết cho nhà mới
Lên danh sách những món đồ cần dùng là việc cần thực hiện đầu tiên khi có ý định mua sắm đồ mới. Bạn cần tính toán xem tổ ấm mới của mình sẽ cần đến những đồ đạc gì, thứ gì là quan trọng và cần mua trước, thứ gì có thể để về sau mới mua…
Với danh sách này, bạn mới có thể tính toán không gian trong nhà, dự tính sắp xếp đồ đạc, dự tính tài chính, đồng thời tìm cách tận dụng công năng của các món đồ, giúp tiết kiệm số tiền bỏ ra.
Danh sách các món đồ cơ bản cho nhà mới mà bạn có thể tham khảo:
- Giường, chăn ga gối đệm
- Bàn ghế (phòng khách, phòng ăn, nơi làm việc…)
- Tủ (tủ quần áo, tủ sách, kệ tivi…)
- Quạt, điều hòa, tủ lạnh, bếp ga/điện, tivi…
- Các đồ dùng nhà bếp
- Đèn các loại
- Thùng rác, dụng cụ vệ sinh
- Đồ trang trí
Từ danh sách này, bạn có thể liệt kê ra các đồ dùng nào cần mua mới và các đồ dùng có thể mua cũ, sau đó bạn có thể mua đồ cũ tại Thưởng Thưởng để tiết kiệm chi phí.
Ví dụ như chăn, đệm, gối… thì cần mua mới. Nhưng điều hòa, tủ lạnh, ti vi… thì có thể mua được đồ cũ mà vẫn có chất lượng tốt. Nếu cần mua những món đồ này, bạn có thể tham khảo tại đây (dẫn link về mua tủ lạnh ở Thưởng Thưởng).
Lập danh sách các đồ cần mua để đảm bảo chi tiền đúng, đủ và không bị lãng phí
2. Chọn mua sắm đồ cho nhà mới hợp phong cách không gian
Tùy theo kiến trúc của căn nhà và sở thích, thói quen sử dụng của các thành viên trong gia đình, bạn nên xác định rõ phong cách nội thất mà bạn mong muốn. Từ đó, hãy lựa chọn đồ dùng phù hợp với phong cách đó, giúp tổng thể căn nhà hài hòa hơn.
Bạn cần nắm được phong cách của căn nhà để chọn lựa đồ đạc trên các tiêu chí: loại đồ dùng, kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc, mức giá…
Đồng thời, bạn cũng nên đảm bảo các món đồ mới phải hợp với kiến trúc và chức năng của các không gian. Nếu có điều kiện, hãy tận dụng những món đồ thông minh để tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo tiện dụng và đẹp mắt.
Xem thêm: Hướng dẫn mua tủ lạnh cũ phù hợp với phong cách không gian nhà bạn
3. Đo đạc, kiểm tra kỹ các thông số dài, rộng của căn nhà
Bên cạnh chức năng, từng món đồ được mua còn phải có kích thước phù hợp với nhà và các đồ nội thất khác.
Bạn nên đo đạc và ghi nhớ chi tiết thông số nhà, thông số của từng phòng. Việc này sẽ giúp không gian được phân bổ hợp lý, không thừa, không thiếu, giúp gia chủ có cuộc sống thoải mái nhất.
Hãy đo đạc và ghi lại số đo từng vị trí ứng với từng món đồ mà bạn định sử dụng để làm cơ sở mua đồ về sau
4. Phác thảo thiết kế bố trí đồ đạc trong nhà
Phác thảo vị trí bố trí đồ nội thất trong nhà sẽ giúp bạn mường tượng được cách sử dụng đồ đạc tối ưu cho từng vị trí. Đồng thời, bạn cũng có thể kiểm tra xem món đồ đó có phù hợp với không gian trong gia đình hay không, có phù hợp ở vị trí dự định hay không…
Một điều quan trọng trong phác thảo vị trí đặt đồ đạc chính là tính toán được kích thước của món mà bạn định mua. Nhờ đó, bạn có thể mua được món đồ vừa vặn với không gian dự định sử dụng.
Ví dụ: bạn muốn kê 1 chiếc bàn bên dưới cửa sổ, bậu cửa sổ nhà bạn cao 1m. Vậy thì chiếc bàn mà bạn định mua sẽ phải có chiều cao thấp hơn 1m.
5. Chú trọng ưu tiên chọn mua sắm đồ dùng trong nhà từ tự nhiên
Các vật liệu tự nhiên thường không có vẻ “sang chảnh” thời thượng nhưng chúng lại được đánh giá cao về độ bền, tính an toàn, độ thân thiện với môi trường, ít sử dụng hóa chất nên rất tốt cho sức khỏe.
Những món đồ tận dụng vật liệu tự nhiên đang ngày một phổ biến có thể kể ra như rèm cửa cotton, gối bằng bông vải, bàn ghế gỗ mộc tự nhiên, vv…
Ngoài những món nội thất chính, bạn còn có thể chọn những món đồ decor nhẹ nhàng từ chất liệu nhiên nhiên để tô điểm thêm cho tổ ấm của gia đình mình.
6. Lựa chọn các địa điểm mua sắm đồ uy tín
Nhiều gia chủ thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ mới ra ở riêng thường dễ bị qua mặt bởi những cơ sở cung cấp sản phẩm kém chất lượng. Để tránh trường hợp này, bạn nên chủ động tìm tới những địa điểm có uy tín để tìm mua đồ đạc.
Bạn có thể tìm các bài review trên mạng xã hội, tìm kiếm trên forum hoặc nghe giới thiệu từ người thân quen. Nên kiểm tra xem nơi mình định đến có được đánh giá tốt hay không, các dịch vụ kèm theo có phong phú và hiệu quả hay không…
Khi mua đồ cũ, bạn cũng nên tìm đến các địa chỉ uy tín và có chính sách mua bán, bảo hành rõ ràng như chợ đồ cũ Thưởng Thưởng để đảm bảo an toàn và chất lượng cho bản thân.
Lựa chọn các đơn vị mua đồ uy tín là một kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới quan trọng
7. Chọn lựa các món đồ phù hợp với túi tiền
Những món đồ nội thất thường có giá thành tương đối cao, nếu mua với số lượng nhiều thì bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ. Nếu có tài chính hạn hẹp, bạn không nên tham mua nhiều đồ, hãy mua ít và mua những đồ dùng thật cần thiết trước. Các đồ không thiết yếu thì có thể mua sau.
Lựa chọn mua đồ cũ với các sản phẩm đắt đỏ cũng là một ý tưởng không tồi nếu bạn đang cần tiết kiệm. Bàn ghế gỗ, ti vi, tủ lạnh, điều hòa… đều là những đồ dùng có tuổi thọ dài và có nguồn đồ cũ phong phú chất lượng.
Tham khảo danh sách các mẫu sản phẩm thanh lý tủ lạnh để tiết kiếm chi phí tại đồ cũ Thưởng Thưởng
Các bạn vừa được chia sẻ một số kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới hữu ích. Mong rằng bạn có thể xây dựng được một tổ ấm thật đẹp mắt, ấm cúng và tiện nghi nhé.